Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ
Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ
Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ
Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ

PGS.TS.KTS Trần Minh Tùng: Học kiến trúc cần cả tư duy kỹ thuật và nghệ thuật

Truyền lửa đam mê với gần hai mươi khóa sinh viên, PGS.TS.KTS Trần Minh Tùng hay gọi vui nghề giáo như một cách 'gián tiếp' để hành nghề thiết kế kiến trúc.

Ngày 27/4/1948, Bác Hồ đã gửi thư động viên, căn dặn giới Kiến trúc sư nhân Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, nay là Hội Kiến trúc sư Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2008/QĐ-TTg, ngày 04/11/2010 công nhận ngày 27/4 hàng năm là Ngày Kiến trúc Việt Nam.

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nhấn mạnh: “Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy”.

Nhân dịp này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng – Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng à Nội – người có nhiều đóng góp cho quá trình thiết kế kiến trúc và có gần hai mươi năm kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy trong lĩnh vực này.

Kiến trúc - Một ngành học giao thoa giữa nghệ thuật và kỹ thuật

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng cho biết: nếu như kỹ sư xây dựng chủ yếu làm việc về tính toán, nghiên cứu kỹ thuật và hướng đến độ chính xác tuyệt đối, thì kiến trúc là một lĩnh vực cần có thêm tư duy nghệ thuật, mang tính sáng tạo cá nhân và hướng đến sự phong phú, đa dạng.

“Lạnh lùng” là hai từ mà chúng ta thường dành cho nghề kỹ sư, bởi lẽ, đây là công việc đòi hỏi độ chuẩn xác tuyệt đối của các con số, nằm ngoài cảm xúc của con người. Ngược lại, khi chúng ta đang có trạng thái cảm xúc vui hay buồn, thì mỗi cá thể sẽ đón nhận và cảm thụ tác phẩm kiến trúc theo những hướng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như trình độ học vấn, quan điểm, suy nghĩ, phong cách thẩm mỹ, thời đại sinh sống,... của mỗi người.

Chính vì thế, có thể nói, đây chính là một khía cạnh rất thú vị ở ngành kiến trúc. Đó là giao thoa, kết hợp giữa độ chính xác của kỹ thuật và tính tư duy sáng tạo của nghệ thuật. Những yếu tố như cảm xúc, sự lãng mạn, tính phóng khoáng,... tạo nên sức hấp dẫn cho mỗi công trình kiến trúc thiết kế.

Mặt khác, khi xã hội phát triển với nhiều bước tiến vượt bậc, con người mới nảy sinh ra nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp và sáng tạo nghệ thuật trong cuộc sống. Không chỉ “ăn no mặc ấm”, giờ đây, khi có “của ăn của để”, người dân còn nhu cầu cao hơn về việc “ăn ngon mặc đẹp”, đòi hỏi nhiều hơn về những tiện nghi trong môi trường sống.

Bắt đầu bước sang thời kỳ đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã vươn lên từ những khó khăn, xây dựng lại cuộc sống trong thời hậu chiến để đạt được các thành tựu về phát triển đất nước thông qua tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân, gia nhập vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, hướng đến nhóm thu nhập cao.

Theo đó, cùng với sự thay đổi tích cực của đất nước, ngành kiến trúc đã có nhiều khởi sắc. Hiện nay, xã hội có cái nhìn tốt hơn, toàn diện hơn về ngành kiến trúc, bởi hầu hết người dân đều mong muốn nâng cao chất lượng, cải thiện cuộc sống, làm phong phú hóa, nghệ thuật hóa không gian sinh hoạt.

Do đó, kiến trúc trở thành một trong những ngành học tương đối nở rộ và phát triển ở nước ta. Điều này có thể nhìn nhận rất rõ, khi không chỉ có Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đào tạo, mà cũng có rất nhiều các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập khác trên toàn quốc tham gia giảng dạy, theo đúng định hướng phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực về lĩnh vực kiến trúc - xây dựng trong xã hội hiện nay rất lớn. Trong khi đó, ngành này có tỉ lệ chọn lọc cao, yêu cầu người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề nhất định. Thị trường xã hội cũng đòi hỏi nhân lực phải thường xuyên trau dồi năng lực, thay đổi sáng tạo, cập nhật tư duy và bắt kịp với xu thế xã hội.

Học phần Tham quan xuyên Việt giúp sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội trải nghiệm kiến trúc đô thị thực tế của nhiều vùng miền trên đất nước. Ảnh: NVCC.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng, mặc dù nguồn “cung” nhân lực cho ngành kiến trúc hiện nay tương đối nhiều và ổn định, song, vẫn chưa thỏa mãn được hết nguồn “cầu” ngày càng cao của xã hội.

Bên cạnh số lượng nhiều những kiến trúc sư hành nghề ở mức phổ thông, thì thị trường vẫn đòi hỏi các kiến trúc sư sự sáng tạo, các thiết kế thỏa mãn tính thẩm mỹ cao hơn, mang tính hàn lâm hơn.

Hành trình đam mê - học hỏi - truyền thụ kiến thức

Năm 1995, thầy Trần Minh Tùng còn là một học sinh mới tốt nghiệp lớp 12 và nuôi dưỡng niềm đam mê trở thành một tân sinh viên ngành kiến trúc. Khi đó, đất nước đã bước sang thời kỳ đổi mới, Việt Nam cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển ổn định kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, nghề kiến trúc sư chưa thực sự được đón nhận một cách cởi mở và khách quan. Nhận ý kiến phản đối của gia đình về việc lựa chọn xét tuyển vào ngành học kiến trúc, thầy Trần Minh Tùng chia sẻ thời gian đó, bản thân chưa dung hòa được ước mơ cá nhân với nguyện vọng của phụ huynh.

"Bố tôi có nói một câu đầy thấm thía và đáng suy ngẫm rằng: "Từ xưa đến nay, không có kiến trúc sư thì người ta có thể vẫn tự làm nhà được; nếu con theo học một ngành mà không có mình, xã hội vẫn tự làm được thì học để làm gì?". Sau đó, tôi đã tự suy nghĩ, đấu tranh với bản thân rất nhiều về việc mình có nên theo đuổi “ngọn lửa” đam mê với ngành kiến trúc hay không.

Cuối cùng, tôi vẫn quyết định lựa chọn “bén duyên” với nghề này. Bởi lẽ khi đó, tôi có suy nghĩ đơn giản rằng, kiến trúc là một ngành khoa học sáng tạo cao dựa trên những trải nghiệm của bản thân, và khi trở thành một kiến trúc sư thì sẽ có cơ hội được dịch chuyển nhiều nơi, làm việc với nhiều người và mở mang hiểu biết hơn về cuộc sống”, thầy Trần Minh Tùng chia sẻ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng cùng các sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tham gia học phần Tham quan xuyên Việt. Ảnh: NVCC.

Từ sau khi ra trường, trong quá trình học hỏi, tiếp thu và trau dồi kỹ năng chuyên môn về kiến trúc, kiến trúc sư trẻ Trần Minh Tùng càng thêm yêu nghề hơn. Sau mỗi công trình thiết kế, thầy lại có được những tích lũy quý giá về một con người, lối sống, cách sống hay văn hóa của một vùng đất mới nào đó.

Chính sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân đã chứng minh được rằng thầy Trần Minh Tùng lựa chọn theo đuổi đam mê là một quyết định đúng đắn. Nhất là kể từ năm 2000, Việt Nam bước vào giai đoạn mới với sự phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng, nhu cầu nhân lực cho ngành xây dựng và kiến trúc cũng nhiều hơn. Gia đình không còn hồ nghi và đã thay đổi cách nhìn nhận cởi mở hơn, hiểu hơn vai trò của nghề kiến trúc và đón nhận rằng đây là một ngành thú vị, quan trọng đối với đời sống mọi người.

Dành gần 10 năm với công việc làm thiết kế của Viện Kiến trúc Quốc gia, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng đã được trải nghiệm trực tiếp nghề này với nhiều công trình thiết kế, kinh nghiệm thực chiến dày dặn. Đến năm 2008, thầy Trần Minh Tùng bắt đầu tham gia vào công tác đào tạo ở Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng mong muốn truyền thụ những kiến thức chuyên môn, truyền “lửa” nghề và những kỹ năng thực tiễn của mình tới các em sinh viên. Thầy Trần Minh Tùng bày tỏ sự hăng say, nhiệt huyết với việc ươm mầm tương lai, truyền thụ nền tảng kiến thức để sinh viên thực hiện những công việc đó. Thay vì bản thân trực tiếp thiết kế công trình, thầy Trần Minh Tùng gọi vui nghề giáo như một cách “gián tiếp” hành nghề.

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình làm nghề và giảng dạy, Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội cho hay: “Nghề kiến trúc đem đến cho tôi nhiều cơ hội trải nghiệm các vùng đất mới, tìm hiểu văn hóa sống, nét bản địa riêng độc đáo của mỗi nơi chốn. Còn nghề dạy học lại đem đến cho tôi cơ hội gặp gỡ những người trẻ cá tính, sáng tạo và đầy đam mê - những thế hệ làm kiến trúc trong tương lai”.

Đặc biệt, bởi tính đặc thù của lĩnh vực kiến trúc, ngành học này không chỉ yêu cầu việc truyền thụ về kiến thức, mà còn cần trao đổi, chia sẻ, thấu hiểu về phong cách và cá tính hành nghề. Chính vì vậy, điều này làm cho khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên gần nhau hơn mà không có sự xa cách.

Khi người học đang ngồi trên ghế nhà trường, đó là mối quan hệ giữa thầy và trò. Nhưng khi sinh viên đã tốt nghiệp, các em có thể đồng hành cùng các thầy cô của mình trong rất nhiều dự án, công trình thiết kế, nên “mối nhân duyên” này lại khiến thầy trò trở thành đồng nghiệp của nhau.

“Trải qua 16 năm giảng dạy, có nhiều sinh viên đã học với tôi từ những năm đầu tiên khi bản thân mới về trường công tác. Cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn liên lạc, giao lưu và giữ mối quan hệ khăng khít. Nếu cựu sinh viên nào có vướng mắc về mặt nguyên lý thiết kế hay cách thức sáng tạo trong quá trình hành nghề kiến trúc, thì họ thường nhờ thầy tư vấn hoặc hỗ trợ.

Ngược lại, những trao đổi với các cựu sinh viên có kinh nghiệm hành nghề cũng giúp các giảng viên cập nhật kịp thời những xu hướng kiến trúc trên thế giới hay nhu cầu mới của thị trường nhằm điều chỉnh kiến thức, phục vụ cho công tác giảng dạy đạt chất lượng tốt hơn.

Có thể nói, là ngành học có tính đặc thù, mối quan hệ giữa thầy và trò kiến trúc rất thân mật và gắn kết. Đôi khi chỉ qua những câu chuyện trao đổi chuyên môn với nhau, nhưng cũng làm cho tôi bồi hồi nhớ lại nhiều kỷ niệm ngày xưa từng dạy học. Và giờ đây, các cựu sinh viên đã phát triển sự nghiệp và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống, đó cũng chính là niềm hạnh phúc lớn lao của người thầy”, thầy Trần Minh Tùng chia sẻ.

“Làm công tác đào tạo không chỉ dựa trên những thứ giảng viên có, mà đào tạo cần dựa trên những thứ xã hội cần”

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng, từ lâu, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã là một trường lớn, có truyền thống đào tạo trong lĩnh vực kiến trúc - xây dựng. Khi nhu cầu của thị trường phát triển, mong muốn của xã hội thay đổi, nhà trường cũng kịp thời định hướng triển khai nội dung học liệu, cách thức đào tạo nhằm tiếp cận những xu hướng mới, đáp ứng sự hội nhập, quốc tế hóa của thế giới.

Không nằm ngoài dòng chảy của xu hướng đó, Bộ môn Kiến trúc dân dụng cũng xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo với những sự thay đổi nhất định. Phụ trách hai khía cạnh lớn trong lĩnh vực kiến trúc là mảng nhà ở và công trình công cộng, Kiến trúc dân dụng được xem là Bộ môn có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Bởi lẽ, công trình dân dụng là những công trình được sử dụng thường xuyên và hằng ngày, như vậy, gia tăng chất lượng cho mảng kiến trúc dân dụng chính là nâng cao giá trị cuộc sống cho người dân, cộng đồng và xã hội.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, người dân có khả năng tiếp cận nhiều phương tiện truyền thông đại chúng để tham khảo cơ sở dữ liệu về nhiều thiết kế kiến trúc hay, nhiều công trình đẹp trên thế giới. Chính vì vậy, không chỉ truyền tải những kiến thức giảng viên có, mục tiêu của công tác đào tạo còn phải giảng dạy thứ xã hội cần.

Hiện tại, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là cơ sở duy nhất đào tạo kiến trúc tại Việt Nam tổ chức chuyến tham quan học tập qua nhiều tỉnh, thành nhằm củng cố lý thuyết thông qua các công trình thực tế cho sinh viên. Ảnh: NVCC.

Bộ môn Kiến trúc dân dụng luôn xây dựng nội dung chương trình tiệm cận hơn với cách thức đào tạo kiến trúc sư trên thế giới, những quy chuẩn hiện đại trong ngành kiến trúc. Từ đó, người học hoàn toàn có thể lĩnh hội những xu hướng tiên tiến, cách thức hành nghề tiêu chuẩn quốc tế và tự tin cọ xát ở các doanh nghiệp, công ty, tổ chức trong và ngoài nước.

Bàn về những định hướng trong công tác đào tạo ngành kiến trúc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng cho hay:

Thứ nhất, các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Kiến trúc cần đẩy mạnh tính “thực chiến” cho sinh viên để người học có thể bắt nhịp với yêu cầu của thị trường lao động. Thường niên, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức thực hiện nhiều chương trình ngoại khóa, khuyến khích sinh viên đi thực tập, trải nghiệm và tiếp xúc với thực tiễn công việc.

Ngoài ra, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch triển khai kết nối nhiều hoạt động gặp gỡ, giao lưu, trao đổi qua các buổi tọa đàm giữa người học với doanh nghiệp, cựu sinh viên, kiến trúc sư - những người đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy từ thực tế và có những thành công nhất định trong nghề nghiệp. Điều này có thể sẽ truyền lòng yêu nghề, nhiệt huyết, động lực học tập tới các em sinh viên.

Thứ hai, nhân lực giảng dạy chất lượng cao cũng là một yếu tố rất quan trọng. Giảng viên luôn cần cập nhật những xu hướng đáp ứng phù hợp với nhu cầu xã hội, không ngừng học hỏi, đổi mới kiến thức thực tế, mà không chỉ truyền tải những kiến thức đơn thuần trên sách vở.

Đội ngũ nhân lực của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội hầu hết được đào tạo tại các trường danh tiếng ở nước ngoài, đạt được nhiều giải thưởng, thành tích trong nước và quốc tế. Nâng cao chất lượng của giảng viên đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ có động lực học tập hơn. Bởi lẽ, nền tảng thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, ngược lại, trò giỏi cũng chính là động lực để các thầy cô cũng cần phải nâng cao kiến thức hơn nữa.

Thứ ba, bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang tác động đến nhiều trào lưu và xu hướng kiến trúc mới. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ mải mê theo những xu thế này mà không có sự điều chỉnh cân đối đúng mực, thì đến một lúc nào đó, kiến trúc Việt Nam sẽ bị lai tạp, thiếu bản sắc.

Chính vì vậy, song song với việc hội nhập quốc tế hóa nhằm đạt chuẩn các tiêu chí hành nghề, công tác đào tạo đồng thời cũng cần xây dựng nội dung kiến thức môn học để sinh viên hiểu biết về văn hóa, lối sống, phong cách truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ đó, bản thân mỗi người học sẽ hình thành được cá tính nghề nghiệp riêng của mình, vừa có tính quốc tế, vừa có tính bản địa, tạo ra những tác phẩm sáng tạo hấp dẫn.

Thứ tư, nhà trường nên tổ chức các hoạt động mang tính chuyên môn như hội thảo, cuộc thi về ý tưởng, dự án thiết kế,... nhằm hướng đến mục tiêu giúp sinh viên có kỹ năng cọ xát, giao tiếp, tương tác, kết nối, đàm phán, phân tích, thấu hiểu tâm lý,... Hoạt động có thể hợp tác cùng các tổ chức, doanh nghiệp như một phương thức đầu tư cho xã hội.

Chia sẻ lời khuyên để học tốt ngành kiến trúc tới các em học sinh, sinh viên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng nhận định, đây là một ngành học thú vị, có sự kết hợp giữa hai lĩnh vực tưởng chừng như mang tư duy trái ngược nhau, đó là kỹ thuật và nghệ thuật. Song, điều này cũng có thể là thách thức cho người học khi cần vận dụng tư duy ở hai nửa não bộ khác nhau. Sinh viên phải nhận biết khi nào cần ứng dụng chính xác quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tính toán, khi nào cần sự sáng tạo, bay bổng của nghệ thuật, lãng mạn của cảm xúc.

Bởi lẽ, một công trình kiến trúc không chỉ cần đẹp, có tính thẩm mỹ, mà còn phải cần đảm bảo sự an toàn bền vững. Vì mỗi công trình kiến trúc có vai trò quan trọng, chứa đựng sinh mạng của con người và giá trị tài sản, có thể gây hệ lụy nghiêm trọng đối với xã hội nếu xảy ra sự cố.

Vì vậy, người học ngành kiến trúc và hành nghề kiến trúc cần có sự phối hợp giữa cả hai tư duy tính toán và sáng tạo. Sinh viên nên không ngừng cố gắng rèn luyện kỹ năng thực tế, trau dồi kiến thức chuyên môn và nuôi dưỡng niềm đam mê “mới hóa” không gian sống của con người.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng là “chủ nhân” của nhiều tác phẩm nghiên cứu đạt những thành tích tiêu biểu xuất sắc, như: giải Vàng Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia năm 2020-2021; giải Đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia các năm 2018, 2020-2021; và gần đây là chủ biên các tác phẩm “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” (Nhà xuất bản Xây dựng) được tặng thưởng mức A của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương xuất bản năm 2022; tác phẩm “Kiến trúc và con người” (Nhà xuất bản Xây dựng) giành giải Ba Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2023, đồng thời được tặng thưởng mức C của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương năm 2023.

Bên cạnh đó, nhân dịp Kỷ niệm lần thứ 35 Giải thưởng Loa Thành - một giải thưởng dành cho đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các ngành kiến trúc, quy hoạch và xây dựng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng được trao tặng huy hiệu “Vì thế hệ trẻ” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thầy là giảng viên đã hướng dẫn sinh viên đạt Giải thưởng Loa Thành trong giai đoạn 6 năm từ năm 2018 đến năm 2023.

Lưu Diễm

To Top