Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ
Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ
Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ
Hệ thống đang bảo trì

Xin lỗi vì sự bất tiện!

Hệ thống đang bảo trì

Vui lòng quay lại sau 1 phút

Về trang chủ

Lai Châu: Nở rộ phong trào văn hóa, văn nghệ ở Tân Uyên

Khi đời sống người dân ngày càng nâng lên, đồng nghĩa với các hoạt động văn hóa, tinh thần cũng phát triển mạnh hơn. Nhìn vào hoạt động này ở Tân Uyên trong thời gian qua, nhiều người đều có chung cảm nhận đó.

Tiết mục múa Khơ Mú của đội văn nghệ bản Chạm Cả (thị trấn Tân Uyên) biểu diễn

Vừa qua, chúng tôi được tham dự buổi giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân và chào mừng các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh do UBND thị trấn Tân Uyên chủ trì tổ chức mới thấy phong trào văn hóa, văn nghệ của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn phát triển nhanh, mạnh và phong phú đến thế nào. Không chỉ dừng lại ở những tiết mục văn nghệ truyền thống, các đội văn nghệ đến từ nhiều bản ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn đem đến những tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc qua trang phục sặc sỡ, cầu kỳ nhưng cũng hết sức tinh tế của đồng bào Mông, Dao, Khơ Mú… Đội văn nghệ các tổ dân phố ngay trung tâm huyện lại có những bài dân vũ, khiêu vũ, nhạc nhảy hiện đại, tạo nên khí thế sôi nổi, rạo rực khi mùa xuân đang đến thật gần.

Chị Bùi Thị Hợi – Phó Chủ tịch UBND thị trấn khoe với chúng tôi: Đây đều là những tiết mục văn nghệ quần chúng, tự phát nhưng đã hình thành phong trào rộng khắp trong cộng đồng dân cư. Ở thị trấn Tân Uyên, nhiều năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển lớn mạnh từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng đến độ tuổi trung niên, người cao tuổi, không chỉ là nông dân, tiểu thương mà cán bộ công chức, viên chức, giáo viên cũng tham gia thành lập các đội văn nghệ ở khu phố, bản. Các tiết mục văn nghệ vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống vừa hiện đại, văn minh. Do đó, mỗi khi thị trấn có sự kiện chào mừng, hội thi, hội diễn, các tiết mục văn nghệ tham gia đều phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung, vừa hiện đại, phù hợp với thời thế nhưng cũng góp phần quan trọng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.

Nói rõ hơn về phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn huyện, ông Phạm Ngọc Lệ - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Uyên chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn các xã, thị trấn đã thành lập được 73 đội văn nghệ quần chúng tại các bản, tổ dân phố, trong đó có nhiều đội duy trì được các hoạt động thường xuyên. Tiêu biểu nhất là 19/19 bản, tổ dân phố, bản trên địa bàn thị trấn Tân Uyên đều có đội văn nghệ, trong đó 14 đội có quyết định thành lập với 251 thành viên. Hàng năm vào các ngày lễ, tết, kỷ niệm, sự kiện chính trị trọng đại, đầu xuân năm mới, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11), hầu hết các khu phố, bản trên địa bàn thị trấn Tân Uyên tổ chức giao lưu văn nghệ. Hoạt động này thu hút được mọi lứa tuổi, nhiều thành phần trong xã hội cùng tham gia. Đây là sân chơi rất thiết thực phát huy khả năng sáng tạo văn nghệ trong Nhân dân, làm phong phú đời sống tinh thần, củng cố tình làng nghĩa xóm, tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư.

Được biết, các xã như: Trung Đồng, Nậm Cần, Mường Khoa… cũng có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển, tích cực tham gia các chương trình văn nghệ, hội thi, hội diễn do Phòng Văn hóa - Thông tin tham mưu cho huyện tổ chức hàng năm. Để duy trì và phát triển phong trào, cấp ủy, chính quyền các khu dân cư phát huy vai trò lãnh, chỉ đạo, tuyên truyền, động viên các thành viên đội văn nghệ, nhất là khuyến khích khả năng chuyên môn của các hạt nhân văn nghệ tại cơ sở. Tiêu biểu như các tổ dân phố: 5, 17, 21, 26 (thị trấn Tân Uyên), các bản: Phiêng Phát (xã Trung Đồng), Phiêng Tâm, Mường (xã Mường Khoa). Ngoài ra không thể thiếu các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu như nhạc sỹ Thanh Phương (tổ dân phố 21), nhà thơ Đới Xuân Cường (tổ dân phố 26), chị Phạm Thị Xuân (tổ dân phố 21)...

Ở thị trấn Tân Uyên còn thành lập Câu lạc bộ thơ Hoa Ban, là nơi gặp gỡ và chia sẻ của những người yêu thơ. Thông qua các hoạt động giao lưu, chất lượng các hoạt động văn nghệ tại cơ sở được nâng lên; phát hiện các nhân tố mới để bồi dưỡng và phát triển, tạo nòng cốt nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức các hoạt động văn nghệ tại cơ sở cũng như tham gia các hội thi, hội diễn do tỉnh tổ chức và đạt được những thành tích đáng kể.

Để phát triển phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng đi đôi với giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc trên địa bàn, ngoài thực hiện chế độ hỗ trợ các đội văn nghệ, huyện chỉ đạo các xã huy động được các nguồn lực trong Nhân dân; đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn nghệ cơ sở vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ và hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tổ chức các hoạt động văn nghệ trong khuôn khổ ngày hội văn hóa các dân tộc hàng năm, chương trình lễ hội đầu xuân, hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan tiếng hát người cao tuổi... Các bản còn tăng cường phối hợp với đơn vị trường học trên địa bàn, tranh thủ sự sự tham gia của đội ngũ thầy, cô giáo có chuyên môn, năng khiếu về âm nhạc, văn nghệ để tham gia hướng dẫn chuyên môn và tổ chức chương trình văn nghệ cho đội văn nghệ cơ sở.

So sánh chế độ hỗ trợ của Nhà nước hiện nay đối với các đội văn nghệ cho thấy còn quá khiêm tốn để có những tiết mục văn nghệ được “thăng hoa” trên sân khấu. Do đó, để phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền cơ sở cần quan tâm sâu sát hơn nữa, không chỉ là công tác lãnh, chỉ đạo mà còn có sự đầu tư hỗ trợ thích đáng; tiếp tục trang cấp thiết bị âm thanh, ánh sáng, đạo cụ biểu diễn cho các nhà văn hóa bản, tổ dân phố.

Phòng Văn hóa và Thông tin tăng cường hướng dẫn các đội văn nghệ xây dựng quy chế, kế hoạch, chương trình hoạt động, đặc biệt chú trọng định hướng việc khai thác, bảo tồn, phát triển các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc. Đối với cấp tỉnh, huyện tiếp tục quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở; tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ giữa đội văn nghệ bản, khu dân cư nhằm tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm, có thêm động duy trì hoạt động thường xuyên. Các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn nữa bằng chính sách đối với việc phát huy vai trò của nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ, vì đây là cái gốc để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc tại cơ sở.

Thu Trang

Thu Trang

To Top